Gốm cổ Bồ Bát hồi sinh

Tin Tức

Tin Tức

Gốm cổ Bồ Bát hồi sinh

Ngày đăng : 14/10/2019 - 12:44 AM

Gốm cổ Bồ Bát hồi sinh

Gốm Bồ Bát vốn nổi danh cách đây hàng nghìn năm và được mệnh danh là hồn cốt của mảnh đất Ninh Bình. Trải qua thời gian, gốm Bồ Bát đã gần như mai một.

 

Nhưng nay, thương hiệu gốm này đã bắt đầu có mặt trở lại trên thị trường gốm Việt Nam nhờ công lao của chàng thanh niên 8X Phạm Văn Vang

Làng gốm Bồ Bát xưa (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát) vốn thuộc phủ Trường Yên, nay thuộc làng Bạch Liên, xã Yên Thành (Yên Mô - Ninh Bình).

Theo sử sách, cư dân Bồ Bát đã có nghề làm gốm từ rất lâu đời. Các nhà khảo cổ học cho rằng, vùng Bạch Liên là gốc của men trắng ở Việt Nam.

Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm; các đồ gốm thô, gốm men trắng xuất hiện khá dày đặc ngay dưới lớp đất màu của các khu đồi trồng sắn của vùng quê này.

Từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (năm 1010), rất nhiều nghệ nhân tại làng gốm Bồ Bát đã theo triều đình về đất Thăng Long xây dựng kinh đô mới.

Những nghệ nhân này đã đến định cư ở cùng đất ven sông Hồng, nơi có nhiều đất sét tốt để sản xuất gốm sứ và lập nên làng gốm Bát Tràng ngày nay.

Tuy nhiên, sau khi những nghệ nhân giỏi ồ ạt di cư đến Thăng Long lập phường gốm mới, những người dân Bồ Bát không còn giữ được nghề truyền thống, dần dần chuyển sang cấy lúa, làm ruộng để sinh sống và lãng quên nghề gốm từng hưng thịnh một thời.

Nghề gốm sứ ở Bồ Bát cũng "thất truyền” từ đó.

Sinh ra và lớn lên ngay tại mảnh đất là nơi khai sinh ra gốm cổ Bồ Bát, lại thường xuyên được nghe kể về làng nghề của quê hương từ ông bà, bố mẹ và những người nghệ nhân, nên chàng trai trẻ Phạm Văn Vang (SN 1981) luôn ấp ủ một niềm đam mê với nghề gốm.

Không lựa chọn theo học đại học như các bạn cùng trang lứa, sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Vang mang theo niềm đam mê của mình, khăn gói ra Bát Tràng để trực tiếp gặp các nghệ nhân xin học lại nghề gốm của Bồ Bát cũ.

Sau 3 năm miệt mài học và làm nghề, anh Vang đã thuê được lò riêng ngay tại Bát Tràng và tự chế các tác phẩm mang thương hiệu Bồ Bát để mang đi giới thiệu tại thị trường TP Hồ Chí Minh.

Nỗi niềm đau đáu nghĩ về nghề truyền thống đã mất của quê hương càng nung nấu quyết tâm của chàng trai giàu nhiệt huyết này.

Trời thương chàng trai có ý chí, nên đã se duyên cho anh với người con gái ông chủ xưởng - người vợ hiền bây giờ đang cùng anh khôi phục và phát triển thương hiệu gốm cổ.

Sau 6 năm vừa học vừa làm, từ một người ngoại đạo, anh Vang đã trở thành nghệ nhân gốm lành nghề. Anh cùng vợ quay về quê Bạch Liên mở xưởng gốm và phục dựng lại nghề gốm cổ quê hương đã bị thất truyền.

Bài viết khác

Gốm cổ Bồ Bát hồi sinh

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0834 233 511
Gọi điện SMS Chỉ Đưòng